Nước cứng là gì?
Nước cứng là nước chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+. Tuy vậy, hàm lượng của Canxi hay Magie vượt qua một mức độ tiêu chuẩn thì nước trở thành nước cứng. Theo tiêu chuẩn nước sạch của bộ y tế thì hàm lượng các ion này không được phép vượt quá 300mg/l.
Tác hại của nước cứng?
Nước cứng trong sinh hoạt ảnh hưởng đến con người?
==> Nước nhiễm canxi không thể dùng để pha chế thuốc vì có thể gây kết tủa làm thay đổi thành phần của thuốc. Khi dùng nước nhiễm canxi để nấu ăn thì thịt khó chín; dùng để pha chè làm mất vị của nước chè. Nếu dùng để giặt quần áo làm tốn xà phòng do Ca2+ làm kết tủa gốc axit trong xà phòng và làm xà phòng không lên bọt, Nước cứng khó có thể đông đặc, thời gian làm đá lâu hoặc không thể làm đá
==> Các thiết bị đun nấu, hay bình nóng lạnh hay bị hỏng do bị bám cặn, các lớp CaCO3 hình thành do nước cứng có thể tạo thành lớp cách nhiệt dưới đáy nồi, làm giảm khả năng dẫn nhiệt và truyền nhiệt, làm tiêu tốn điện năng và làm gia tăng chi phí.
==> Nước cứng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận, đồng thời là một trong những tác nhân gây ra hiện tượng tắc động mạch do đóng cặn vôi ở thành trong của động mạch, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người.
Ảnh hưởng của nước cứng trong công nghiệp?
==>Nước cứng gây cho các thiết bị công nghiệp (thiết bị lạnh, nồi hơi,…) dẫn đến tình trạng bám cặn trên bề mặt thiết bị đun nấu, làm giảm hệ số lưu thông lưu lượng trên đường ống, dần dần có thể gây áp lực lớn có thể gây nổ nồi hơi trong một thời gian dài.
==>Nước cứng không được phép dùng trong nồi hơi vì khi đun sôi nước cứng thì canxi cacbonat (CaCO3) và magie cacbonat (MgCO3) sẽ kết tủa bám vào phía trong thành nồi hơi supde (nồi cất, ấm nước, bình đựng…) tạo thành một màng cặn cách nhiệt, làm giảm hệ số cấp nhiệt, có khi còn làm nổ nồi hơi.
==>Nhiều công nghệ hóa học cũng yêu cầu nước có độ cứng nhỏ. Nếu độ cứng vượt giới hạn cho phép (tuỳ mục đích sử dụng) thì phải làm mềm hóa nước cứng bằng cách cho kết tủa Mg2+ và Ca2+ với sođa (Na2CO3), photphat hoặc tách chúng bằng nhựa trao đổi ion hoặc đun sôi.
Xử lý nước cứng như thế nào?
Ngày nay các nhà khoa học đã nghiên cứu công nghệ làm mềm nước bằng phương pháp trao đổi ion. Sự khác biệt của công nghệ làm mềm nước này thể hiện ở cấu tạo và quy trình công nghệ sản xuất vật liệu trao đổi ion.
Thông thường các ion dùng để trao đổi thường là các ion lành tính như Na+ hoặc H+. Khi cho nguồn nước dẫn qua các vật liệu lọc thì các ion Ca2+ và Mg2+ sẽ bị giữ lại trên bề mặt vật liệu. Tùy theo kết cấu và công nghệ sản xuất mà vật liệu lọc này sẽ có thời gian sử dụng dài ngắn khác nhau.
Quy trình xử lí nước cứng bằng phương pháp trao đổi ion qua hệ thống Lọc Tổng Đầu Nguồn thường sẽ trải qua 4 bước sau.
Bước 1: Nước cứng chảy qua, các vật liệu lọc trong hệ thống Lọc Tổng Đầu Nguồn: Các vật liệu lọc này hoạt động như một nam châm, thu hút toàn bộ các ion Ca2+ và Mg2+ (tác nhân gây cứng nước) trao đổi với các ion Na+ hoặc H+ có sẵn trong vật liệu
Bước 2: Vật liệu lọc bị bão hòa: Khi vật liệu lọc bị bão hòa với các ion khoáng chất thì nó cần được xả và nạp lại. Quá trình này được gọi là quá trình tái tạo và được kiểm soát bởi 1 van điều khiển trên nắp của bình. Van điều khiển này là bộ não của toàn hệ thống.
Bước 3: Tái tạo: Trong quá trình này, một thùng chứa nước muối sẽ bơm nước muối sang cột xử lý, rửa sạch vật liệu lọc đang trong trạng thái bão hòa các chất canxi và magiê.
Bước 4: Đào thải: Các ion Ca2+ và Mg2+ được tẩy sạch trên vật liệu và thoát ra ngoài cống rãnh. Vật liệu lọc được tái sinh lại tiếp tục cho quá trình xử lý mới.
Hình ảnh xử lý nước nhiễm canxi cho A Đạt Ngõ 26 Phố Vạn Phúc - Ba Đình - Hà Nội.
Hình ảnh hệ thống Lọc Tổng Đầu Nguồn lắp đặt hoàn chỉnh.
Bạn đang cần tìm giải pháp cho nguồn nước gia đình mình. Hãy liên hệ ngay với
locnuocjapatech.com.vn
nangluongjapatech.com.vn
để được tư vấn miễn phí hoặc
liên hệ
Kinh Doanh: 0916.090.696 - 0943.766.685
Tư vấn kỹ thuật: 0988.66.1038
Viết bình luận